CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PCCC HAMINCO

Địa chỉ: 129 Tam Trinh, Mai Động, Hoàng Mai, Hà Nội

VPGD: 126 Hà Huy Tập, Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội

Tel: 024 22150479 - DĐ: 0983 552 368

0983552368

3 Cách xử lý giếng khoan bị phèn hiệu quả nhất

10955 lượt xem

Nước uống ô nhiễm khiến con người tiếp xúc với nhiều loại chất độc hại và mầm bệnh. Nước bị nhiễm phèn cũng vậy. Sử dụng nước nhiễm phèn lâu sẽ có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người. Chính vì vậy, việc tìm hiểu cách xử lý giếng khoan bị phèn đơn giản và hiệu quả là điều quan trọng nhất bạn cần quan tâm.

Nước nhiễm phèn là gì?

Thông thường, khi bạn nghe đến phèn là liên quan đến phèn kali, là dạng ngậm nước của kali nhôm sunfat và có công thức hóa học KAl (SO4 ) 2 - 12H2O. Tuy nhiên, bất kỳ hợp chất nào có công thức thực nghiệm AB (SO4 ) 2 - 12H2O được coi là một phèn, trong đó, AB là ký hiệu cation hóa trị của 1 số chất hóa học như: Kali, Sắt, Amoni, Nhôm, Crom,... Phèn ở dạng trong suốt và không màu, đôi khi được nhìn thấy ở dạng tinh thể, mặc dù nó thường được bán dưới dạng bột. 

Nước nhiễm phèn là nguồn nước bị nhiễm quá mức cho phép một số loại kim loại nặng, điển hình như: Sắt và Mangan. Nước sẽ có vị chua, mùi tanh, làm ố vàng các dụng cụ chứa đựng, quần áo. Ngoài ra, nó còn gây dị ứng,làm khô và bong tróc da.

Nguyên nhân giếng khoan bị nhiễm phèn

Để có cách xử lý giếng khoan bị phèn hiệu quả cần xác định chính xác nguyên nhân. Giếng nước khoan có thể bị ô nhiễm bởi cả các nguồn tự nhiên và do các hoạt động của con người. Sau đây là các chất gây ô nhiễm thường thấy, nguồn gốc của chúng và các tác động có thể gây ra tình trạng giếng khoan bị nhiễm phèn.

Chất độc hại từ hoạt động công nghiệp

Nguyên nhân làm cho nước giếng khoan bị nhiễm phèn chủ yếu là vì hàm lượng sắt trong nước ngầm cao, và phân bổ không đều ở trong lòng đất. Trong nguồn nước ngầm, sắt thường tồn tại ở dạng ion, sắt có hóa trị 2 (Fe2+) là thành phần của các muối hòa tan.

Ngoài ra, kim loại nặng có thể ngấm vào giếng nước khoan từ đường ống dẫn nước do các hoạt động công nghiệp xảy ra gần hệ thống nước nguồn như: khai thác mỏ, nhà máy lọc dầu, nhà sản xuất điện tử, nhà máy xử lý chất thải đô thị, nhà máy xi măng và các mỏ khoáng sản tự nhiên,...

Các kim loại nặng bao gồm: asen, antimon, cadmium, crom, đồng, chì, selen và nhiều loại khác. Khi để các chất này ở trong giếng quá lâu, sẽ xảy ra tình trạng nướcbị nhiễm phèn nặng và gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe con người.

Vi sinh vật

Vi sinh vật  bao gồm vi khuẩn, vi rút và ký sinh trùng. Chúng được tìm thấy trên khắp các bề mặt,trong chất thải của con người và động vật. Ngoài ra, nước mưa cũng có thể làm ô nhiễm nước giếng khoan do vi sinh vật sẽ chảy vào hệ thống giếng hoặc thấm xuống lòng đất. 

Hơn nữa, rò rỉ chất thải từ bể chứa ngầm hoặc bể tự hoại có thể dẫn đến tình trạng nguồn nước bị ô nhiễm và làm phát sinh vi sinh vật trong giếng nước.

Hóa chất hữu cơ

Hóa chất hữu cơ được tìm thấy trong nhiều sản phẩm gia dụng và được sử dụng  rộng rãi trong nông nghiệp và công nghiệp. Chúng có thể được tìm thấy trong mực in, thuốc nhuộm, thuốc trừ sâu, sơn, dược phẩm, dung môi, chất khử trùng,... Các hóa chất hữu cơ có thể xâm nhập vào nước ngầm và làm ô nhiễm các giếng khoan.

Cách nhận biết nước giếng bị nhiễm phèn 

Nước đổi màu

Nếu nước trong nhà bạn có màu vàng đục thì đây là dấu hiệu của việc nước giếng khoan bị nhiễm phèn. Bởi vì nước nhiễm phèn có thể chứa một lượng kim loại nặng, nên nước sẽ đổi màu và gây ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt hằng ngày của bạn.

Nước có vị chua, mùi tanh

Một trong những dấu hiệu cho thấy nguồn nước của bạn có vấn đề là nước có vị chua, mùi tanh. Do nước bị nhiễm phèn nên sẽ có mùi kim loại và vị chua lờ lợ.

Tác hại của nước nhiễm phèn

Nước nhiễm phèn sẽ đem đến nhiều bất tiện trong quá trình sinh hoạt, ví dụ như: Khi dùng nước giếng khoan bị nhiễm phèn để giặt đồ, quần áo sẽ bị ngả màu, xuất hiện các vết ố vàng, thô ráp hơn sau một thời gian và sẽ nhanh hỏng hơn.

Tất cả các dạng phèn đều có thể gây kích ứng da và niêm mạc. Sử dụng nước nhiễm phèn về lâu dài có thể gây tổn thương phổi và tấn công mô phổi,gây bệnh cho người sử dụng. 

Thông thường khi uống phải nguồn nước bị nhiễm phèn nặng sẽ khiến bạn khó chịu, buồn nôn, nhưng nếu lượng phèn trong nước ít, bạn khó có thể nhận ra để tìm cách xử lý nước giếng bị phèn, điều này sẽ làm đảo lộn trạng thái cân bằng ion trong máu của bạn, giống như sử dụng quá liều bất kỳ chất điện giải nào khác.

Bên cạnh đó, nếu sử dụng nước bị nhiễm phèn trong một thời dài, có thể xảy ra tình trạng thoái hóa mô hệ thần kinh và tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, màng não hoặc bệnh Alzheimer.

Phèn từ các nguồn tự nhiên có thể chứa các tạp chất, bao gồm các kim loại độc hại như crom. Vì thành phần hóa học của phèn chua tự nhiên có thể thay đổi, nên tốt nhất bạn nên tránh sử dụng nguồn nước bị nhiễm phèn, và nếu có thì cần phải tìm cách xử lý giếng khoan bị phèn sớm nhất có thể.

Thực trạng nguồn nước giếng khoan hiện nay

Do kinh tế - xã hội Việt Nam có nhiều thay đổi và phát triển, dẫn đến nhu cầu sử dụng nước tăng lên, chất lượng nước sông bị ảnh hưởng cùng với sự gia tăng nồng độ các chất độc trong nước. Nguồn nước ở các sông bị ô nhiễm bởi các chất ô nhiễm hữu cơ như chất thải dầu và hóa chất. Hơn nữa, việc sử dụng tài nguyên nước không hợp lý dẫn đến tình trạng thiếu nước và ô nhiễm môi trường nước.

Ở khu vực phía Bắc Việt Nam, xung quanh Hà Nội, có bằng chứng về việc nhiễm asen trong nước uống. Khoảng 7 triệu người sống trong khu vực này có nguy cơ nhiễm độc asen nặng. Mức asen tăng cao có thể gây ung thư, các vấn đề về thần kinh và da, đây là một vấn đề nghiêm trọng.

Theo khảo sát của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có gần 80% bệnh tật ở Việt Nam, một phần nguyên nhân là do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.

Viện Chiến lược Chính sách tài nguyên môi trường cho biết nước giếng khoan ở Việt Nam ngày càng trở nên ô nhiễm. Có hơn 71% giếng khoan tại Hà Nội, chứa phốt phát cao vượt quá mức cho phép ( 0,4 mg /l). 

Còn đối với các tỉnh miền núi như: Tuyên Quang, Hà Giang,... thì hàm lượng sắt ở cao hơn mức cho phép trên 1 mg/l, có nơi hàm lượng sắt còn hơn 15 - 20 mg/l, do các địa điểm đấy thường tập trung quanh các mỏ khai thác sunphua.

Xem thêm: Cách xử lý nước giếng khoan nhiễm sắt

Xử lý nước nhiễm phèn như thế nào?

Sử dụng tro bếp/ vôi 

Đối với những hộ gia đình vẫn sử dụng bếp củi, bếp than thì việc sử dụng tro bếp, vừa dễ kiếm, vừa hữu hiệu trong việc xử lý nước giếng nhiễm phèn. Còn nhà bạn không có tro bếp, bạn có thể thay thế bằng vôi.

Cách làm rất đơn giản, bạn lấy một lượng tro bếp hoặc vôi, khoảng 5 - 10 gram, đổ vào chỗ nước cần khử phèn, ngâm như thế trong vòng 15 đến 20 phút, để xảy ra phản ứng hóa học giữa những thành phần của tro bếp với nước nhiễm phèn: tro bếp và những chất độc hại sẽ lắng xuống đáy chậu. 

Các loại vật liệu lọc nước này sẽ giúp bạn loại bỏ các hợp chất sắt không tan trong nước. Sau đó, bạn lấy phần nước sạch không chứa cặn bẩn đã được khử phèn ra một cái chậu khác và có thể sử dụng an toàn.

Sử dụng chất oxy hóa mạnh

Những chất oxy hóa mạnh có thể sử dụng trong việc xử lý nước giếng bị nhiễm phèn là thuốc tím, clo, ozon,... Chúng sẽ giúp loại bỏ hàm lượng sắt (II) đã bị hòa tan trong nước thành dạng sắt (III) cụ thể là Fe(OH)3 kết tủa và đọng xuống thành cặn.

Nhược điểm của cách này là nó sẽ gây mùi nồng nặc và khó chịu, đặc biệt là nếu bạn sử dụng liều lượng không phù hợp, có thể gây nguy hiểm ngược lại cho sức khỏe, do hít phải khí của các chất oxy hóa này.

Sử dụng hệ thống xử lý nước giếng khoan nhiễm phèn của Haminco

Nếu cảm thấy các phương pháp trên vẫn chưa thực sự hiệu quả, thì bạn nên tham khảo ngay cách xử lý giếng khoan bị phèn của HamincoHệ thống xử lý nước giếng khoan nhiễm phèn của Haminco đáp ứng tiêu chuẩn nước dùng trong sinh hoạt theo QCVN 02: 2009/BYT.

Quy trình hoạt động của hệ thống như sau:

Nước được bơm lên tháp oxy hóa được trang bị Ejector trộn khí tự động và hóa chất giúp oxy hóa Sắt và Mangan có trong nước nguồn một cách nhanh nhất đẩy nhanh quá trình lắng đọng của các hạt cặn lơ lửng và những huyền phù hòa tan. 

Nước sau khi chảy qua tháp oxy hóa được điều áp và chảy vào thiết bị lắng giúp lắng đứng, thiết bị lắng đứng chứa các vật liệu lọc. Nước đi qua các vật liệu lọc, chảy xuống phía dưới rồi thông qua vách chảy lên đến két nước rửa lọc. Khi mực nước trong két nước rửa lọc cao hơn miệng ống dẫn nước sạch qua ống đến cột lọc làm mềm, xử lý đá vôi.

Cột lọc làm mềm chứa các hạt trao đổi cation, có tác dụng khử đá vôi, magie, canxi và các thành phần kim loại nặng khác ở trong nước theo cơ chế như sau:

Hạt trao đổi cation thực chất là một loại nhựa có chứa ion Na+ liên kết với một ion âm khác, mà khả năng liên kết của ion âm này với Ca2+ và Ma2+ mạnh hơn Na+. Khi cho nước vào cột trao đổi ion, cation có trong nhựa sẽ liên kết với các ion Ca2+ và Ma2+ và giữ chúng lại trong cột, đồng thời sẽ giải phóng Na+ vào nước, cách này giúp loại bỏ ion Ca2+ và Ma2+ có trong nước.

Sau một thời gian vật liệu trao đổi cation này bị bão hoà và được phục hồi lại trạng thái ban đầu bằng việc hoàn nguyên bởi van tay hoặc van tự động.

Haminco với sứ mệnh mang tới cho khách hàng sản phẩm chất lượng nhất, tư vấn giải pháp và chuyển giao hệ thống xử lý nước giếng khoan công nghệ cao dân dụng và công nghiệp, chúng tôi cam kết đáp ứng tối đa yêu cầu xử lý nguồn nước của khách hàng.

Để tìm hiểu rõ hơn về cách xử lý giếng khoan bị phèn của Haminco hoặc bất kỳ thắc mắc khác về các sản phẩm, dịch vụ của Haminco, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các phương thức sau.

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PCCC HAMINCO

Trụ sở: 129 Tam Trinh, Mai Động, Hoàng Mai, Hà Nội

Điện thoại: 0962 798 566 - 0972 627 566

VPGD: 126 Hà Huy Tập, Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội

Điện thoại: 024 22150479 - 0983 552 368 

rượu champagne giá rẻ tphcm