CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PCCC HAMINCO

Địa chỉ: 129 Tam Trinh, Mai Động, Hoàng Mai, Hà Nội

VPGD: 126 Hà Huy Tập, Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội

Tel: 024 22150479 - DĐ: 0983 552 368

0983552368

Quy trình xử lý nước thải bột mì, bột sắn tiêu chuẩn

253 lượt xem

Các công ty, cơ sở sản xuất tinh bột sắn luôn cần có giải pháp xử lý nước thải bột mì, bột sắn hiệu quả. Bởi nếu không xử lý đúng quy trình nước thải từ bột mì và bột sắn sẽ gây tác động vô cùng tiêu cực đến môi trường.

Nguồn gốc nước thải từ tinh bột mì và tinh bột sắn

Trong quá trình các công ty, doanh nghiệp sản xuất, chế biến bột mì sẽ thải ra môi trường hai nguồn nước thải có tính chất khác nhau.

Nguồn nước thải trong quá trình làm sạch

Củ sắn và củ mì trong quá trình sản xuất, trước tiên sẽ được đưa vào guồng rửa để loại bỏ các chất bẩn và vỏ ngoài của củ sắn. Lượng nước được phun vào để rửa trong quá trình làm sạch vỏ này sẽ được thải ra ngoài môi trường.

Nguồn nước thải sinh ra trong quá trình làm sạch bột mì

Lượng nước thải này có lưu lượng thấp và chủ yếu chứa các chất có thể sa lắng như đất, cát, vỏ sắn. Để xử lý nước thải bột mì này mọi người có thể xử lý dễ dàng bằng cách dùng song chắn. Để lắng nước rồi quay vòng nước lại giai đoạn rửa. Phần sa lắng là vỏ sắn sẽ được chuyển sang phơi khô để làm nguyên liệu đốt.

Nguồn nước thải trong quá trình lọc sắn

 

Quá trình ép sắn công nghiệp

Trong quá trình lọc sắn để tạo tinh bột mì, sẽ thải ra ngoài một lượng nước thải lớn. Loại nước thải trong quá trình lọc sắn này có lưu lượng lớn, khoảng 10m3 nước thải/tấn sắn củ.

Loại nước thải này:

  • Có hàm lượng chất hữu cơ, chất lơ lửng SS, chất xyanua cao làm ô nhiễm nước.
  • Các chỉ số về nhu cầu oxy sinh học BoD và CoD có nồng độ rất cao.
  • Có độ pH thấp sẽ làm mất khả năng tự làm sạch của nguồn nước tiếp nhận chất thải.
  • Mùi chua sẽ gây khó chịu, ô nhiễm mùi hôi cho không khí xung quanh.

Chính vì thế các nhà máy cần có giải pháp xử lý nước thải tinh bột sắn hiệu quả. Nếu không sẽ gây ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí.

Giải pháp xử lý nước thải bột mì hiệu quả

Để xử lý nước thải bột mì thải ra trong quá trình lọc sắn, các nhà máy cần xây dựng hệ thống xử lý nước thải công nghiệp chuyên nghiệp bằng phương pháp sinh học với nhiều giai đoạn:

Giai đoạn 1

Bể lắng xử lý nước thải tinh bột sắn

Nước thải sau khi thải từ nhà máy sẽ được đưa vào bể lắng để ổn định dòng nước, ổn định các thông số ô nhiễm như CoD, BoD, -Cn. Đồng thời giúp chúng ta dễ dàng kiểm tra độ pH trong nước trước khi chuyển qua giai đoạn lên men kỵ khí.

Giai đoạn 2

 

Bể lọc kỵ khí xử lý nước thải bột mì

Đưa nước từ bể lắng qua bể sinh học kỵ khí, thường là kiểu bể Biogas. Quá trình xử lý nước thải bột mì tại đây sẽ lên men kỵ khí. Hệ vi sinh kỵ khí có thể phân hủy một lượng lớn hợp chất hữu cơ.

Trong quá trình này, một lượng lớn khí sinh học Meta được sinh ra. Các nhà máy có thể dùng khí này để đốt lò hơi trong quá trình sấy khô bột mì thành phẩm. Đồng thời bảo vệ môi trường, tiết kiệm chi phí sản xuất.

Giai đoạn 3

Sau khi xử lý nước thải tinh bột sắn tại giai đoạn 2, nước thải sẽ tiếp tục được đưa đến bể sinh học hiếu khí. Bể hiếu khí thường là loại bể sinh học tự nhiên hoặc bể Aerotank. 

Bể sinh học thường dùng cho các tỉnh khu vực Tây Nguyên: các vi sinh vật tự nhiên trong hồ cùng các vi khuẩn sẽ oxy hóa các chất hữu cơ còn lại, đặc biệt là COD và Nito. Sau đó tách các chất hữu cơ ra khỏi nước, màng vi sinh chết sẽ lắng xuống đáy hồ, từ đó tạo thành lớp vi sinh đệm cho hồ. Phương pháp này rẻ, phí đầu tư thấp.

Bể Aerotank trong xử lý nước thải là loại bể có sục khí liên tục, thường dùng cho các nhà máy, khu công nghiệp. Với dạng bể này hệ vi sinh phát triển nhanh, thời gian xử lý hiệu quả hơn nhiều lần so với hồ sinh học.

Bể Aerotank hiếu khí

Bể được sục khí liên tục, vi sinh trong bể là vi sinh hiếu khí tùy nghi, lại được khuấy liên tục giúp quá trình lên men hiếu khí đạt hiệu quả cao. Quá trình xử lý nước thải bột mì vì thế được rút ngắn từ 10 đến 15 ngày.

Giai đoạn 4

Đưa nước thải đã được xử lý đến bể khử trùng. Sau đó trở lại bể lắng để xả thải ra môi trường. Riêng nếu sử dụng bể Aerotank để xử lý nước thải bột mì thì cần đưa nước vào bể xử lý hóa lý-keo tụ tạo bông để loại các chất rắn lơ lửng còn sót lại. Sau đó mới đưa nước vào bể khử trùng và bể lắng để hoàn thiện quá trình xử lý nước thải tinh bột sắn.

Địa chỉ cung cấp hệ thống xử lý nước thải bột mì

Khi có nhu cầu lắp đặt hệ thống xử lý nước thải tinh bột sắn tại các khu công nghiệp, nhà máy công suất lớn hãy liên hệ với Công ty TNHH công nghệ môi trường và PCCC Haminco. Haminco chuyên cung cấp, tư vấn và lắp đặt thiết bị xử lý nước cho gia đình và các khu công nghiệp. Haminco cũng là công ty hàng đầu trong xử lý nước thải bột mì. Vì thế, để lắp đặt hệ thống xử lý nước thải bột mì, hãy liên hệ với Haminco qua hotline: 0962 798 566.

THAM KHẢO

- Hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi heo

- Hệ thống xử lý nước thải y tế