CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PCCC HAMINCO

Địa chỉ: 129 Tam Trinh, Mai Động, Hoàng Mai, Hà Nội

VPGD: 126 Hà Huy Tập, Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội

Tel: 024 22150479 - DĐ: 0983 552 368

0983552368

Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt hoạt động như thế nào?

1160 lượt xem

Ô nhiễm nguồn nước từ nước thải sinh hoạt là một trong những loại ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như đời sống của người dân. Vì thế, việc ứng dụng các công nghệ và hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt vào đời sống hiện nay là vô cùng cần thiết.

1. Thành phần nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt chứa 3 nhóm thành phần, bao gồm:

- Chất thải rắn: là những chất rắn có trong nước thải sinh hoạt bao gồm các chất như đất, cát, lá cây, rác, rau thừa… Những chất này sẽ như vật cản đường khiến cho dòng nước thải chảy khó hơn hoặc ngừng chảy, vì thế cần dùng thiết bị xử lý nước thải sinh hoạt như lưới lọc để loại bỏ các chất thải rắn này.

- Các vi khuẩn có hại: Khi nước thải sinh hoạt tồn tại ở môi trường bên ngoài lâu, đến một thời điểm nào đó sẽ sinh sôi ra các loại vi khuẩn gây hại. Nếu như nước thải sinh hoạt này tiếp xúc với nước mưa hoặc ánh nắng mặt trời sẽ gây ra mùi hôi thối vô cùng khó chịu, làm ảnh hưởng đến cuộc sống. Đặc biệt, nếu trong hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt có bao gồm cả những loại vi rút gây bệnh từ cơ thể người bệnh thì sẽ rất nguy hiểm.

- Các hợp chất lơ lửng: Đây là những loại hợp chất mà bằng mắt thường chúng ta không thể nhìn thấy được. Cấu tạo của các hợp chất này rất bền vững, ảnh hưởng đến cây cỏ, nước, các loại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày, và gây hại về lâu dài cho sức khỏe của con người.

2. Tại sao cần xử lý nước thải sinh hoạt?

Nước thải sinh hoạt có những tác động và ảnh hưởng lớn đến môi trường cũng như sức khỏe của con người. Những tác động này có thể không biểu hiện ngay lập tức mà nó tác động về lâu dài, hủy hoại cuộc sống của con người cũng như các loài động thực vật khác, hủy hoại môi trường sống. Chính vì vậy, việc có được hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt chuẩn là điều rất quan trọng để có thể giải quyết vấn đề này. Dưới đây là một số ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt đến môi trường.

 - Ảnh hưởng đến môi trường nước: Nước thải sinh hoạt có tác động trực tiếp đến nguồn nước ngầm cũng như đối với các hệ thống kênh rạch, sông suối khi nó chảy ra những khu vực này, làm biến đổi và tác động xấu đến môi trường nước ở đây. 

Với những hóa chất độc hại, những hợp chất hữu cơ phân hủy cùng những loại vi sinh vật có hại có trong hệ thống nước thải sinh hoạt sẽ tác động rất xấu đến sức khỏe của con người, biến nguồn nước sạch trở thành nguồn lây bệnh cho các loại sinh vật cũng như con người.

- Ảnh hưởng đến môi trường không khí: Khi không có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt thì nước thải sẽ bốc mùi hôi thối, những hợp chất trong nước thải phân hủy tạo thành các loại khí độc hại như CO2, H2S, gây ra hiệu ứng nhà kính. Việc nước thải bốc mùi hôi thối sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người, đồng thời gây ra những căn bệnh về đường hô hấp như bệnh phổi, viêm mũi…

- Ảnh hưởng đến môi trường đất: Nước thải ngấm xuống đất, những hợp chất trong nước thải sẽ phân hủy trong lòng đất, tạo ra những chất hóa học độc hại. Nếu như con người trồng cây tại những vùng đất bị ô nhiễm này, sẽ khiến cho cây cối bị ảnh hưởng bởi các chất độc hại, tồn động những hóa chất này và tác động đến sức khỏe con người khi con người ăn vào. 

Hơn nữa, những chất độc hại này còn ngấm xuống mạch nước ngầm, làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước. Nếu hộ gia đình nào sử dụng trực tiếp nguồn nước ngầm như dùng nước giếng khoan thì sẽ phải sử dụng nguồn nước độc hại, gây nhiều bệnh nguy hiểm.

Chính bởi những ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng này đến môi trường và cuộc sống của con người từ nước thải sinh hoạt nên việc đầu tư hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt chuẩn là điều rất quan trọng để bảo vệ môi trường và sức khỏe.

3. Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ MBBR

Trong những năm gần đây, tình trạng quá tải trong việc xử lý nước thải đang nằm ở mức đáng báo động điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống cũng như môi trường chính vì vậy việc tìm được thiết bị xử lý nước thải sinh hoạt hiệu quả là cực kỳ cần thiết.

Một trong những công nghệ được ứng dụng phổ biến trong quy trình xử lý nước thải sinh hoạt đó chính là MBBR bởi hiệu quả xử lý cao. MBBR là sự kết hợp giữa Aerotank truyền thống và lọc sinh học hiếu khí.

 

Thông số thiết kế

Đơn vị

Ngưỡng đặc trưng

Thời gian lưu trong bể Anoxic

h

1.0 – 1.2

Thời gian lưu trong bể hiếu khí

h

3.5 – 4.5

Diện tích bề mặt lớp biofilm

m2/m3

200 – 250

Tại trọng BOD

Kg/m3.d

1.0 – 1.4

 

Ưu điểm của thiết bị xử lý nước thải sinh hoạt MBBR

- Hệ vi sinh bền

- Chủng vi sinh đặc trưng

- Mật độ vi sinh cao

- Tiết kiệm năng lượng.

- Dễ vận hành, dễ dàng nâng cấp

- Chủng vi sinh đặc trưng

- Tải trọng cao, biến động ô nhiễm lớn

- Tiết kiệm diện tích

Tham khảo: Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp

4. Sơ đồ xử lý nước thải sinh hoạt

Mức độ ô nhiễm trung bình của nước thải sinh hoạt được thể hiện trên bảng sau:

Mô hình xử lý nước thải sinh hoạt hiện nay khá phong phú với nhiều công nghệ khác nhau với mức độ đầu tư và hiệu quả cũng khác nhau. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế cũng như điều kiện ngoại cảnh mà sử dụng công nghệ xử lý nước thải cho phù hợp với chi phí đầu tư tương ứng.

Hiện nay, một số hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt thường được áp dụng các công nghệ như công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt dùng màng MBR, công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt MBBR, công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt SBR, dựa trên nguyên tắc hoạt động là áp dụng phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học kết hợp với phương pháp vật lý.

Sơ đồ xử lý nước thải sinh hoạt:

Nước thải sinh hoạt từ các nơi được thu gom chảy vào hố thu của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt để loại bỏ rác và các tạp chất có kích thước lớn khỏi nước thải --> nước thải chảy vào hố thu – bể điều hòa. 

Tại đây nước thải sẽ được trộn đều trên toàn bể bằng hệ thống sục khí, giúp ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn và gây mùi --> bể tách dầu mỡ, để loại bỏ các cặn bẩn lơ lửng và các chất dầu mỡ không tan có trong nước thải. Quá trình này sử dụng phương pháp vật lý nên không tiêu hao điện năng --> bể xử lý sinh học hiếu khí có giá thể vi sinh – Aerotank. 

Tại đây nước thải được hòa trộn cùng các vi sinh vật hiếu khí nhờ không khí được cấp vào từ máy thổi khí và hệ thống đĩa phân phối khí. Dưới sự tác động của vi sinh vật hiếu khí, hệ thống phân phối khí trong bể các chỉ tiêu COD, BOD được xử lý hiệu quả làm tăng chỉ số DO (chỉ số oxy hòa tan trong nước) --> chảy vào bể lắng, loại bỏ các bông bùn vi sinh trong nước thải --> bể khử trùng, có tác dụng tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh trong nước thải trước khi thải ra môi trường bên ngoài --> kết thúc quá trình xử lý với hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt.

5. Các sự cố thường gặp khi vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

5.1 Với bể xử lý nước thải

Bể xử lý nước thải là thành phần không thể thiếu trong hệ thống xử lý nước thải. Một hệ thống xử lý nước thải bao gồm nhiều loại bể khác nhau, trong đó bể điều hoà là thiết bị chính kiểm soát lưu lượng xử lý toàn hệ thống. Khi bể điều hoà gặp sự cố, quá trình xử lý nước thải có thể bị ngưng trệ. Một số vấn đề thường xảy ra ở bể điều hoà:

- Bể không hoạt động do tắc rác, song chắn rác không tốt

- Hệ thống bơm không hoạt động hoặc không kiểm soát được lưu lượng nước thải cần xử lý, dẫn đến không kiểm soát được hiệu quả xử lý

5.2 Sự cố với bùn vi sinh

- Bùn bị thối do bị lưu quá lâu trong các phễu, rãnh

- Bùn nổi do do quá trình DENITRAT hóa

- Bùn tạo bọt

- Bùn mịn, lắng chậm, bùn vi sinh không phát triển

- Bùn bị vón cục

Tất cả các trường hợp trên sẽ khiến hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt không hoạt động hoặc không đạt được hiệu quả như bình thường.

Ngoài ra còn một số sự cố như vượt chỉ tiêu Nito, chỉ số Coliform không đạt... Nguyên nhân là do việc lắp đặt ống cấp khí sai vị trí để giảm giá thành của nhiều đơn vị thi công.

6. Haminco - Đơn vị cung cấp hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt chuẩn

Hiểu rõ tầm quan trọng của nguồn nước đối với sức khỏe con người cũng như môi trường sống, Haminco luôn luôn cố gắng nỗ lực mang đến những hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn chất lượng.

Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, Haminco có thể thiết kế những hệ thống phù hợp với điều kiện mặt bằng và tiêu chí riêng của từng cơ sở, hướng tới việc tiết kiệm chi phí – đảm bảo chất lượng – bền vững với thời gian.

Với sơ đồ xử lý nước thải sinh hoạt chuẩn, đúng quy trình, chúng tôi cam kết sẽ ứng dụng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt một cách trọn vẹn và tốt nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PCCC HAMINCO

 Trụ sở: 129 Tam Trinh, Mai Động, Hoàng Mai, Hà Nội

 Điện thoại: 0962 798 566 - 0972 627 566

 Email: haminco368@gmail.com

 Website: https://haminco.com/