CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PCCC HAMINCO

Địa chỉ: 129 Tam Trinh, Mai Động, Hoàng Mai, Hà Nội

VPGD: 126 Hà Huy Tập, Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội

Tel: 024 22150479 - DĐ: 0983 552 368

0983552368

Công nghệ và quy trình xử lý nước thải sinh hoạt

191 lượt xem

Công nghệ và quy trình xử lý nước thải sinh hoạt Phần I

Công nghệ và quy trình xử lý nước thải sinh hoạt

Hiện nay, số lượng người dân ở các khu đô thị ngày càng gia tăng cùng với tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng cao, kéo theo đó vấn đề ô nhiễm môi trường cũng đáng lo ngại. Để đảm bảo sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường thì việc xử lý nước thải sinh hoạt đô thị là cấp thiết.

Nước thải sinh hoạt không được xử lý mà xả thẳng ra môi trường bên ngoài, gây nhiều tác động xấu đến tinh thần, sức khỏe và làm trì trệ kinh tế khu vực. Chính vì vậy, việc áp dụng các hệ thống xử lý nước thải là vô cùng cấp thiết. Tìm hiểu thêm về nước thải sinh hoạt và các công nghệ xử lý tối ưu nhất trong bài viết sau!

Đặc tính của nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt đô thị là gì?

Nước thải sinh hoạt được sinh ra từ hoạt động hàng ngày của con người như: tắm giặt, ăn uống, vệ sinh… Ngoại trừ các hộ gia đình riêng lẻ hiện nay chưa có quy định về xử lý nước thải sinh hoạt, còn tại các khu đô thị, tòa nhà, chung cư, trung tâm thương mại, khu nghỉ dưỡng, nhà hàng… đều cần xử lý theo tiêu chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT.

Thành phần nước thải sinh hoạt

Qua quá trình nghiên cứu, người ta nhận thấy rằng nước thải thường xuất phát từ 2 nguồn gốc chính đó là chất bài tiết của con người, động vật và các hoạt động sinh hoạt khác như tắm rửa, vệ sinh nhà cửa, nấu nướng,…

Từ 2 nguồn gốc này, có thể thấy được nước thải sinh hoạt thường chứa các thành phần chính như chất hữu cơ phân hủy sinh học, vô cơ, chất tẩy rửa, dầu mỡ, vi sinh vật,…

Trong đó, chất hữu cơ là thành phần lớn nhất trong nước thải sinh hoạt, bao gồm các hợp chất protein, hydro carbon và lượng lớn chất khó bị phân hủy. Nồng độ hữu cơ luôn đạt ngưỡng 150 – 450 mg/l, không tốt cho sự tồn tại và phát triển của hệ sinh thái tự nhiên.

Thành phần nước thải sinh hoạt và đô thị chứa một lượng lớn các hợp chất hữu cơ và vô cơ như:

  • Chứa hàm lượng lớn chất lơ lửng: Là thành phần có nhiều trong nước thải đô thị, dạng hạt, gồm khoảng 25% chất khoáng và 75% chất hữu cơ.
  • Các chất rắn không tan: Gồm các chất như nito hữu cơ, amoniac, photpho hữu cơ và photpho vô cơ.
  • Các vi sinh vật, vi khuẩn, vi trùng có hại.
  • Nước thải đô thị cũng chứa nhiều rong rêu, tảo, rác, bùn lầy.

Lượng nước thải sinh hoạt của một đô thị

Lượng nước thải sinh hoạt sẽ phụ thuộc vào mật độ dân số, đặc điểm kinh doanh, sản xuất ở khu vực đó. Hiện nay, các dòng nước thải đều được xả ra hệ thống cống thoát nước chung rồi chảy thẳng ra sông, hồ, kênh, rạch mà không qua xử lý. Lượng nước thải tích tụ ngày càng nhiều, gây nên tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng đời sống và sức khỏe của con người, sinh vật.

Trước tình trạng ô nhiễm này, việc xây dựng các hệ thống xử lý nước thải ở khu dân cư, thành thị, công trình công cộng là điều hết sức cấp bách.

Tác hại của nước thải sinh hoạt

Hàng ngàn mét khối nước thải không qua xử lý đang được xả thẳng vào sông, hồ, kênh, rạch mỗi ngày, gây ra “tổn thương” nghiêm trọng cho môi trường.

  • Ảnh hưởng sức khỏe: Bốc mùi hôi thối, gây cảm giác khó chịu, ngột ngạt cho người dân xung quanh. Mùi hôi thối mang theo nhiều mầm bệnh, vi khuẩn lơ lửng trong không khí, trở thành nguy cơ lớn gây ra các bệnh về da, đường hô hấp.
  • Gây mất mỹ quan đô thị: biểu hiện đầu tiên của một dòng nước bị ô nhiễm đó chính là màu đen sánh đặc, rác nổi lềnh bềnh, gây mất mỹ quan khu vực.
  • Gây mất vệ sinh: Các vùng nước bẩn tích tụ lâu ngày sẽ là môi trường lý tưởng cho ruồi, nhặng, côn trùng sinh sôi và phát triển, gây mất vệ sinh nghiêm trọng. Đồng thời, chúng cũng là vật trung gian mang đến các loại bệnh truyền nhiễm.
  • Giảm chất lượng cuộc sống: Chất lượng đời sống của người dân bị giảm sút, cơ sở hạ tầng, kinh tế đều bị tụt hậu dần, do không ai muốn đầu tư vào một vị trí mà xung quanh bị ô nhiễm.
  • Ảnh hưởng sản xuất – kinh tế: Đối với khu vực nông thôn, nguồn nước sạch bị nhiễm bẩn sẽ ảnh hưởng đến mùa màng, chất lượng nông sản, lưu lượng kim loại nặng nhiều trong nước cũng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nếu con người dùng cho việc tưới tiêu, vệ sinh chuồng trại,…

Tầm quan trọng của việc xử lý nước thải sinh hoạt gia đình

Với những dẫn chứng trên, có thể thấy được tầm quan trọng của việc xử lý nước thải đúng cách và bài bản. Việc này sẽ giúp cải thiện chất lượng nguồn nước và đời sống của người dân khu vực xung quanh. Việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải trong các khu dân cư, chung cư, bệnh viện, trường học cũng là một trong những tiêu chí để đánh giá chất lượng của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PCCC HAMINCO

 Trụ sở chính đặt tại: số 129 Tam Trinh, Mai Động, Hoàng Mai, Hà Nội

 Điện thoại số: 0965.149.566

 Văn phòng đại diện tại: số 126 Hà Huy Tập, Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội

 Điện thoại: 024.2215.0479 - 0983.552.368

Website: https://haminco.com/