CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PCCC HAMINCO

Địa chỉ: 129 Tam Trinh, Mai Động, Hoàng Mai, Hà Nội

VPGD: 126 Hà Huy Tập, Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội

Tel: 024 22150479 - DĐ: 0983 552 368

0983552368

Nguyên nhân và cách xử lý nước giếng bị vôi hiệu quả, an toàn

5349 lượt xem

Các vấn đề ô nhiễm nước đang ngày càng trở nên phổ biến và trở thành vấn đề “nhức nhối” với nhiều người, đặc biệt là nước giếng bị nhiễm đá vôi. Để có thể giải quyết vấn đề này cho mọi người, bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn cách xử lý nước giếng bị vôi một cách hiệu quả nhất.

Nước bị nhiễm đá vôi là gì?

Nước nhiễm đá vôi (tức là Canxi Cacbonat - CaCO3) còn có tên gọi khác là nước cứng. Loại nước này có chứa nhiều khoáng chất Ca2+ và Mg2+, vượt quá mức tiêu chuẩn cho phép và có hại cho sức khỏe con người.

Đá vôi là một loại đá trầm tích có đặc điểm là khoáng chất canxi cao. Đá vôi được hình thành theo hai cách: thông qua sự bay hơi hoặc tích tụ trầm tích từ những sinh vật. Về mặt hóa học, đá vôi chủ yếu là canxi cacbonat (CaCO3): một hỗn hợp của ion canxi (Ca 2+) và cacbonat hoặc oxit cacbon (CO32-). Đá vôi được hình thành (đóng cặn) khi nước có chứa các hạt canxi cacbonat bay hơi, để lại cặn lắng. Áp lực nước nén chặt trầm tích, tạo ra đá vôi.

Các sulfat chứa trong nước sinh ra từ sự hòa tan của thạch cao. Thạch cao là một canxi sunphat ngậm nước, ít hòa tan (7g/L ở điều kiện bình thường). Giá trị giới hạn cho phép của sunfat trong nước uống là 250mg/L. Ngoài mức này nước không uống được.

Khi sử dụng nước bị nhiễm đá vôi, sẽ có hiện tượng như: đồ dùng bị đóng cặn, chất tẩy rửa ít bọt hơn,v.v. Theo nghiên cứu, một nguồn nước sạch sẽ có hàm lượng nước cứng tiêu chuẩn không vượt quá 300mg /lít. Hiện nay, thực trạng nguồn nước nhiễm đá vôi đang ngày càng gia tăng. Nhất là ở các vùng nhiều đồi núi như: Đồng Nai, Đắk Lắk, Bình Dương, và Gia Lai...

Cách nhận biết nước giếng có vôi 

Cần nhận biết nước giếng bị vôi để có cách xử lý kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ. Nếu nước giếng có vôi, bạn sẽ nhìn thấy cặn trắng trong bồn tắm, bồn rửa hoặc thậm chí trên bát đĩa thủy tinh của bạn. Lớp màu trắng hơi xanh đó là cặn nhiễm đá vôi tích tụ bên trong vòi chậu rửa. Ngoài ra, nếu nước giếng nhiễm vôi, nước của bạn có thể có vị đắng hoặc mặn do lượng khoáng chất hòa tan trong nước cao.

Tác hại của nước nhiễm đá vôi là gì?

Đối với thiết bị, đồ dùng

Các thiết bị đường ống cấp thoát nước, vật dụng ở nhà bếp hay nhà vệ sinh sau một thời gian sử dụng nước giếng bị vôi sẽ xảy ra hiện tượng đóng cặn, gây tắc nghẽn. 

Nước cứng cản trở hoạt động của xà phòng và chất tẩy rửa,tạo ra cặn canxi cacbonat, canxi sunphat và magie hydroxit (Mg (OH) 2 ) bên trong đường ống, gây ra lưu lượng nước thấp hơn và làm cho việc gia nhiệt kém hiệu quả hơn. 

Các ion trong nước cứng cũng có thể ăn mòn đường ống kim loại thông qua quá trình ăn mòn điện.

Tác hại trong công nghiệp

Nước bị nhiễm vôi ảnh hưởng rất lớn đến tất cả các thiết bị đun nấu, tháp giải nhiệt, bình nóng lạnh, nồi hơi… Việc sử dụng nước nhiễm vôi dẫn đến tình trạng bám cặn trên bề mặt thiết bị đun nấu, làm giảm hệ số lưu thông lưu lượng trên đường ống. Giảm hiệu suất tạo hơi, dần dần có thể gây áp lực lớn. Có thể gây nổ nồi hơi nếu sử dụng trong thời gian dài.

Ảnh hưởng đến sức khỏe con người

Nước nhiễm vôi là nước chứa rất nhiều canxi, magie, các chất này gây ra nhiều vấn đề về da liễu như: ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, viêm da và nấm da. 

Ngoài ra, sử dụng nước giếng bị vôi cũng có thể gặp các tình trạng khác như: tóc bị xơ, gãy và rụng nhiều hơn. Một khi nguồn nước này ngấm vào cơ thể bạn trong một thời gian dài, nó sẽ gây ra áp lực lên thận, tác động trực tiếp đến chức năng của thận và gây ra bệnh sỏi thận.

Nước sẽ bị vẩn đục, có vị rất khó uống  nếu độ hòa tan của muối khoáng quá cao, vượt quá 100 ppm.

Xử lý nước nhiễm đá vôi như thế nào?

Nếu như bạn đang sử dụng nguồn nước bị  nhiễm đá vôi thì có thể tham khảo các cách xử lý nước giếng bị vôi dưới đây để giải quyết những vết bám, cặn trên đồ dùng, thiết bị trong gia đình:

  • Sử dụng nước dấm hoặc nước cốt chanh ngâm trong 24h để làm sạch canxi bám vào các đồ dùng, thiết bị bị tắc.
  • Sử dụng củ khoai tây đun với nước để có thể làm sạch được cặn bám vào trong đồ dùng.

Sử dụng hóa chất để gây kết tủa ion trong nước. Tùy thuộc vào mức độ cần làm mềm của nước, chất lượng nước nguồn mà ta có thể dùng các hóa chất như NaOH, Na2CO3, Ba(OH)2, Na3PO4…

Tuy nhiên đây chỉ là những cách xử lý nước nhiễm đá vôi giải quyết tạm thời và không có tính lâu dài vì những trang thiết bị này sẽ nhanh chóng bị đóng cặn lại sau thời gian dài sử dụng. Việc sử dụng hóa chất cũng  rất khó, liều lượng cần phải phù hợp chính xác, đồng thời chi phí cho phương pháp này cũng khá cao nên phương pháp này ít được ứng dụng.

Cách xử lý nước giếng bị vôi hiệu quả nhất

Phương pháp xử lý nước bị vôi tốt nhất hiện nay là sử dụng thiết bị lọc nước đầu nguồn, tức là dùng hệ thống xử lý nước giếng khoan trước khi đưa đến các thiết bị trong gia đình như: vòi hoa sen, vòi nước, bồn tắm,v.v

Hệ thống xử lý nước giếng bị nhiễm đá vôi của Haminco là một trong những giải pháp tối ưu nhất giúp bạn giải quyết các vấn đề về nước giếng. 

Hệ thống này của Haminco được sử dụng trong một loạt các ứng dụng xử lý nước sinh hoạt và công nghiệp. Phương pháp xử lý của chúng tôi dựa trên những công nghệ tiên tiến, làm giảm đáng kể hoặc thậm chí loại bỏ hoàn toàn các chất gây ô nhiễm, độc tố và nhiều chất ô nhiễm khác khỏi nước. 

Đây là một trong những cách xử lý nước giếng bị vôi của Haminco được phân phối sẵn, cài đặt các cơ chế tự động tiêu chuẩn hoặc được thiết kế riêng để phù hợp với những yêu cầu cụ thể của khách hàng. Tất cả các hệ thống đều theo một quy trình chặt chẽ, từng giai đoạn rõ ràng, và chạy thử nghiệm thí điểm để đảm bảo rằng mọi lúc sẽ đạt được kết quả phù hợp.

BÀI VIẾT HỮU ÍCH

- 3 Cách xử lý nước giếng đào, giếng khoan bị đục

- Nguyên nhân và cách xử lý nước giếng có mùi hôi hiệu quả

mua bia chimay ở hà nội