Hệ thống xử lý nước cấp

4180 lượt xem

Xử lý nguồn nước cấp phục vụ sinh hoạt và công nghiệp là giai đoạn ban đầu và tối quan trọng trong phục vụ đời sống, sản xuất. Được cung cấp nguồn nước sạch, tinh khiết là nhu cầu thiết yếu của con người để đảm bảo sự an toàn sức khỏe,..

Đặc điểm của nguồn nước cấp sinh hoạt

Đặc tính của nước ngầm là ít oxy, thay vào đó lại chứa nhiều các khí H­S, C­­O­2­,…, độ đục của nước thấp, và chưa nhiều loại khoáng chất hòa tan như magie, mangan, canxi, sắt, khó kiểm soát được chất lượng do tùy thuộc vào mạch nước khoan được.

 Trong khi đó, nguồn nước mặt thường có các đặt điểm sau:

– Nước mặt có độ đục cao, nồng độ các các chất lơ lửng lớn, nhiễm chất huyền phù khác nhau từ các hạt keo đến các nguyên tố hữu hình.

– Chứa nhiều chất hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên từ động, thực vật chết

– Lưu lượng nước dao động theo mùa khô và mùa mưa

– Chất lượng nước phụ thuộc vào khu vực dòng chảy đi qua, và thay đổi từ bề mặt đến đáy bể chứa (O2, khả năng oxy hóa, sinh vật nổi). Hàm lượng của mỗi yếu tố thay đổi phụ thuộc vào chu kỳ của một năm.

– Dễ bị lẫn ô nhiễm từ nguồn nước thải đô thị,nước thải công nghiệp, và nông nghiệp

Quy trình hoạt động của hệ thống xử lý nước cấp

Nguồn nước được lấy chưa thể sử dụng được ngay mà phải qua quy trình xử lý nước thải sinh hoạt để loại bỏ các hợp chất hữu cơ, các kim loại, hóa chất giúp cải thiện chất lượng nước, giảm yếu tố vi khuẩn gây bệnh cho con người trong quá trình sử dụng. Phụ thuộc vào đặc điểm địa chất khu vực nguồn nước ngầm được lấy, hoặc những nơi dòng nước mặt đi qua mà các tính chất, đặc tính nước là khác nhau, áp dụng những quy trình khác nhau cho việc xử lý đạt hiệu quả tối đa. 

Quy trình xử lý nước cấp với nguồn là nước mặt

Lắng sơ bộ → Song chắn rác → Bể lắng cát → Xử lý bằng hóa chất → Keo tụ tạo bông → Lắng → Lọc → Hấp thụ chất gây mùi, gây màu → Flo hóa nước → Khử trùng

Quy trình xử lý nước cấp đối với nguồn nước là nước ngầm như sau

Làm thoáng → Keo tụ tạo bông → Lắng → Lọc→ Hấp thụ chất gây mùi, gây màu → Flo hóa nước → Khử trùng

Vai trò của những giai đoạn trong quy trình có ý nghĩa như sau:

1.Lắng sơ bộ: Giai đoạn này giúp lắng bớt các hạt cặn lớn, và điều hòa lưu lượng dòng chảy dòng nước.

2.Song chắn rác: Nếu nước cấp là nước mặt, giai đoạn này giúp loại trừ những vật nổi kích thước lớn như lá cây, rác,… bảo vệ các thiết bị lọc nước ở công đoạn phía sau của quy trình.

3.Bể lắng cát: giữ lại các hạt vô cơ có kích thước lớn hơn hoặc bằng 0.2mm.

4. Xử lý bằng hóa chất: Một số loại hóa chất để loại bỏ cặn hữu cơ, hoặc kim loại, như: KMnO4, PAC, PAA, Ozone, giúp loại bỏ triệt để cặn hữu cơ hòa tan, các ion kim loại đáp ứng được tiêu chí vào cho công đoạn xử lý tinh tiếp theo.

5. Làm thoáng: Giai đoạn này là quá trình oxi hóa Fe hóa trị II, Mn hóa trị II thành các hợp chất Fe(OH)3, và Mn(OH)4 để lắng đọng và loại bỏ ra khỏi nước theo phương trình:

4Fe2+ +8 HCO3– + O2 +2 H2O —> 4 Fe(OH)3 +CO2

2Mn(HCO3)2 + O2 +6 H2O —>  2Mn(OH)4  + 4H+ +4HCO3

Fe(OH)3, 2Mn(OH)4   kết tủa trong nước thành bông cặn màu vàng nâu và có thể tách ra khỏi nước.

6. Keo tụ tạo bông: Những chất hóa học điện tích dương như phèn nhôm, và phèn sắt được thêm vào nước. Điện tích dương này trung hòa điện tích âm của bụi bẩn và các hạt hòa tan khác trong nước tạo thành bông cặn lớn  và dễ dàng lắng xuống.

7. Lắng: Sau khi các bông cặn được hình thành, việc cho qua các bể lắng với các biện pháp:

Lắng trọng lực: các hạt cặn có tỷ trọng lớn hơn nước ở chế độ thủy lực thích hợp sẽ lắng xuống.

Lắng bằng lực ly tâm tác dụng vào các hạt cặn trong bể ly tâm và xiclon thủy lực

Lắng bằng lực đẩy nổi: các bọt khí bám vào các hạt cặn ở bể tuyển nổi, quá trình giảm đươc 90-95% vi trùng có trong nước.

8. Lọc: Sau khi lắng đọng trầm tích, dòng nước sạch phía trên được đi qua bộ lọc với nhiều thành phần (cát, sỏi, than hoạt tính) và lỗ rộng, để loại bỏ các chất hòa tan, hạt keo sắt, keo hữu cơ gây ra độ đục và độ màu, bụi, ký sinh trùng, vi khuẩn, virus và hóa chất.

9. Hấp thụ chất gây mùi, gây màu: Nước được đưa qua bể lọc than hoạt tính có khả năng hấp phụ các phân tử khí và các chất làm nước có màu và vị lạ.

10. Flo hóa nước: cung cấp thêm một lượng Flo vào nước để đạt tiêu chuẩn.

11. Khử trùng: Sau khi nước được lọc, khử trùng là một quá trình vật lý hoặc hóa học trong đó các vi sinh vật gây bệnh bị vô hiệu hóa hoặc bị tiêu diệt trước khi được dẫn đến các hộ gia đình và doanh nghiệp. Ví dụ về chất khử trùng hóa học là clo, clo dioxide. Ví dụ về chất khử trùng vật lý bao gồm ánh sáng cực tím, bức xạ điện tử và nhiệt. Quá trình này có thể loại bỏ hoặc vô hiệu hóa một loạt các mầm bệnh truyền qua nước như CryptosporidiumE. coli, Viêm gan A, Giardia ruột và các mầm bệnh khác.

Tham khảo: Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt

Công ty TNHH Công nghệ môi trường & PCCC Haminco cung cấp nhiều hệ thống xử lý nước cấp sinh hoạt

Haminco là nhà sản xuất và cung cấp hệ thống xử lý nước sinh hoạt, công nghiệp hàng đầu. Chúng tôi thiết kế và lắp đặt hệ thống xử lý nước cấp sinh hoạt cho trường học, khách sạn, căn hộ, cơ sở chăm sóc sức khỏe, nhà máy sản xuất …. Chúng tôi liên tục đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để cung cấp cho khách hàng những sản phẩm vượt trội về công nghệ đạt hiệu quả cao, sáng tạo và thân thiện với môi trường nhất trên thị trường. Với hệ thống xử lý nước từ Haminco, bạn sẽ tiết kiệm được năng lượng, chi phí vận hành, sửa chữa hệ thống ống nước và bảo trì chung.

-----------------------------------------------------------------------------------

CÔNG TY CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG HAMINCO

Cơ sở 1: 126 Hà Huy Tập - Yên Viên - Gia Lâm - Hà Nội
Cơ sở 2: 129 Tam Trinh - Mai Động - Hoàng Mai - Hà Nội
Hotline: 0963.061.330 - 0972.627.566

THÔNG TIN HỮU ÍCH

- Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư

- Báo giá hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt